Philosophical Knowledge for Yellow belt (Required for Promotion to Yellow belt I)
1. Truyền thống Việt Võ Học ra sao? Có mấy phẩm tính?
Nhờ địa thế, truyền thống võ học Việt Nam rất phong phú, tuy nhiên vẫn giữ được bản sắc của một dân tộc đất hẹp, dân ít, chỉ vì tinh thần thượng võ mà trường tồn, do dó truyền thống võ học Việt Nam gồm 3 phẩm tính sau:
a) Hợp với thể tạng người yếu, nhưng gan dạ và các điều kiện địa lý.
b) Cương nhu phối triển.
c) Tổng hợp và hòa điệu các ý thức võ học.
1. What are the characteristics of traditional Vietnamese martial arts?
Based on geographic features of Vietnam and a high degree of national identity, Vietnamese martial arts have three following basic characteristics:
1. Fitting with the body frame of the small but brave Vietnamese (with effective use of geographic advantages).
2. Hard and Soft Co-development.
3. Integration and adaptation of multiple arts and styles.
2. Vì đâu Việt Võ Học đã tổng hợp và hòa điệu được mọi ý thức võ học trên thế giới? Và đã tổng hợp theo chiều hướng nào?
Vì địa thế được tiếp nhận thường xuyên với các ngành võ trên thế giới, nên Việt Võ Học đã tổng hợp và hòa điệu được mọi ý thức võ học. Nhưng hòa điệu với chiều hướng thái dụng mọi tinh hoa và tân tiến hóa.
2. What elements allowed Vietnamese martial arts to combine and adapt multi-disciplinary aspects of martial arts worldwide? What is the direction of this adaptation?
Due to its unique geography, Vietnam has been exposed and received many aspects of martial arts worldwide. This enables its people to combine and adapt them to fit their style and physical attributes to form styles that are uniquely Vietnamese.
3. Võ thuật có lợi ích gì?
Võ thuật làm cho thân thể cường tráng khỏe mạnh, trí tuệ minh mẫn, tâm hồn cao thượng, ngoài ra võ thuật còn bảo vệ đời sống con người và là chất liệu để kiến tạo lịch sử.
3. What are the benefits of martial arts?
Practicing martial arts helps develop a strong and fit body, sharpen one’s intellect, strengthen one’s moral character. Furthermore, martial-arts training is helping to protect human lives and helps enriching history.
4. Thời nay võ thuật còn hữu dụng nữa không?
Với khoa học hiện đại, nhiều người đã nghĩ rằng: Võ thuật không còn hữu dụng nữa, song ta quên rằng có võ khí tối tân mà không có bàn tay lanh lẹ, vững chắc và tinh thần bình tĩnh, dũng cảm điều khiển thì liệu có thành công không? Và dù khoa học có tối tân mấy chăng nữa cũng không thể biến kẻ hèn nhát thành đấng anh hùng. Do đó dù ở thời đại nào, võ thuật cũng vẫn còn hữu dụng.
4. In today society, are there any benefits to martial arts training?
With so much scientific and technological advances in today society, many people think that there is no use for martial arts training, while forgetting that with an advanced weapon system without steady hands and strong stable mind to control it, would that weapon be effective? And even though no matter how advance technology can be, it cannot transform a coward into a hero. Hence, in whatever era, martial arts training is always very useful.
5. Quan niệm của chúng ta về Võ sĩ đạo ra sao? Về các tôn giáo ra sao?
Quan niệm của chúng ta về võ sĩ đạo ngày nay thật rộng lớn, có thể kể vài nét chính như sau :
– Võ sĩ đạo hôm nay, trước hết phải là những con người thực tế, sống sát dân tình, hòa niềm đau thương hoặc vui sướng với toàn thể dân tộc, những con người có hùng tâm đại chí, dám làm và đặt hết niềm tin vào công việc, biết nhìn xa trông rộng, biết hướng về đại cuộc mà không sơ sót kiện toàn từ việc nhỏ, biết nương thời để xây dựng sự nghiệp trường cửu.
– Về các tôn giáo, võ sĩ đạo hôm nay nghĩ rằng tôn giáo nào cũng lợi ích cho đời sống tâm linh con người. Bởi vậy chúng ta tôn trọng và công nhận sự tốt lành của tôn giáo, nhưng xa lánh các mê tín dị đoan. Chúng ta dung hợp mọi triết thuyết, mọi tôn giáo, thích ứng đời sống tư tưởng và đời sống hành động.
5. What is our perception of martial arts Way in today society?
Today, our perception about martial arts is much broader and can be summarized with the following major points:
Those who follow contemporary warrior code are first and foremost a person who live with realistic expectations and realistic ideals; they live closely among others, sharing the pains and joys of others within their society; they are people with grand ideas who possess a can-do attitude, who can plan and execute the smallest of details to achieve a long lasting career and social objectives.
With regards to religious faiths, today’s warriors think that religions benefit people tremendously in times of needs. Hence, we accept and respect the positive values of religions, however, we stay clear all forms of superstition. We accept and adapt all philosophies, all beliefs, all religious practices in order to balance our spiritual lives and our physical lives.
6. Ðối với bản thân, người môn sinh phải có mấy phương châm tự luyện? Giải thích đại cương về mỗi phương châm?
Với bản thân, người môn sinh có ba phương châm tự luyện, đó là:
Luyện thể – Luyện trí – Luyện khí
a/ Luyện thể: Là rèn luyện thân thể bằng những phương pháp hô hấp, vận động và trau dồi võ thuật.
b/ Luyện trí: Là mở mang trí tuệ thân thể bằng những phương pháp tự học, quan sát, nhận định, luôn tham gia các cuộc hội ý, hội thảo.
c/ Luyện khí: Là rèn luyện thần khí để làm chủ lấy chính mình, để lúc nào cũng thanh thản, sáng suốt ung dung, tự tại.
7. Tại sao người môn sinh phải đối xử tận tình, tận tâm, tận nghĩa với đời? Thế nào là tận tình, tận tâm, tận nghĩa?
Người môn sinh phải đối xử tận tình, tận tâm, tận nghĩa với đời sống là để cuộc sống có ý nghĩa hơn, yêu ta hơn, yêu người hơn và dễ dàng gặt hái thành công trong cuộc sống.
a/ Tận tình: Là đối xử với tất cả tình cảm đôn hậu mà mình có với mọi người.
b/ Tận tâm: Là đối xử hết lòng, lúc nào cũng chí thành, chí tín và chí công trong hành động.
c/ Tận nghĩa: Là đối xử có nghĩa, thủy chung với mọi người trong tinh thần võ sĩ đạo.
8. Tại sao người môn sinh Vovinam phải thường khiêm, thường dung, thường liên trong việc đối xử với mọi người trong cuộc sống? Thế nào là thường khiêm, thường dung, thường liên?
Người môn sinh vovinam phải thường khiêm, thường dung, thường liên trong việc đối xử với mọi người là để cụ thể hóa lòng yêu thương của ta đối với mọi người, để dễ dàng thông cảm, xây dựng tình thân ái với mọi người.
a/ Thường khiêm: Là lúc nào cũng khiêm nhường, để được cảm tình của mọi người.
b/ Thường dung: Là lúc nào cũng tiếp nhận, bao dung người (kể cả kẻ thù) luôn luôn tự vấn lương tâm xem có rộng rãi, khoan dung, tha thứ người không.
c/ Thường liên: Là luôn luôn liên kết, hòa hợp với mọi người.
9. Muốn tổ chức và kiện toàn đời sống cho xứng đáng với danh dự người Việt Võ Sĩ, môn sinh Vovinam phải thực hiện những phương châm gì? Thế nào là lập thân, lập chí, lập nghiệp?
Ðể tổ chức và kiện toàn đời sống cho xứng đáng với danh dự người Việt Võ Sĩ, môn sinh Vovinam phải thực hiện ba nguyện vọng, đó là Lập thân, Lập chí và Lập nghiệp.
a/ Lập thân: Là gầy dựng cho mình một chỗ đứng trong xã hội, trên hai phương diện:
Tinh thần: Luôn luôn học hỏi, phản tỉnh, có thiện chí sửa đổi những lỗi lầm, u mê và bổ túc những tính tốt chân thành và tin tưởng.
Vật chất: Ðời sống no đủ để khỏi nhờ vả, ỷ lại, dựa dẫm vào người ngõ hầu giữ được tinh thần vô tư, độc lập.
b/ Lập chí: Nuôi dưỡng một hoài bão cao xa và tiến không ngừng.
c/ Lập nghiệp: Xây dựng cho mình một cơ nghiệp vững vàng.
10. Sự nghiệp và danh phận khác nhau như thế nào? Nếu được lựa chọn chúng ta có thích danh phận hay sự nghiệp?
Danh phận: Ðịa vị sẵn có, có thể thay đổi được, theo thời gian và môi trường sống (ai cũng có danh phận, không lớn thì nhỏ)
Sự nghiệp: Là cứu cánh trong cuộc sống, khung cảnh lớn lao, ích lợi chung cho mọi người, có tính cách lâu dài (công việc ích lợi chung thâu hoạch được kết quả). Như thế danh phận chỉ là nhịp cầu bước lên sự nghiệp, cho nên khi lựa chọn, chúng ta phải lấy sự nghiệp làm cứu cánh và đặt nó lên trên danh phận.
11. Quan niệm của môn sinh Vovinam Việt Võ Ðạo về tu thân ra sao?
Ðáp: Tu thân là cách mạng tâm thân, là thường xuyên và liên tục:
Hàm dưỡng ý chí
Mở mang kiến thức
Trau dồi đức hạnh
Rèn luyện tài năng
12. Phải tề gia như thế nào?
Ðáp: Tổ chức và đặt đúng mối tương quan đối xử, đãi ngộ, thông tình đạt lý giữa những phần tử trong gia đình với nhau để gia đình được ổn định hầu có thời giờ và đầu óc để thực hiện lý tưởng của mình đã vạch ra. Gia đình theo nghĩa hiện đại gồm 3 thế hệ: Ông bà, vợ chồng, con cái. Có gia đình cũng sống chung với nhau cả năm đời. Phải tổ chức sắp đặt sao cho những người liên hệ đó đừng làm trở ngại công việc của ta.
13. Gia đình là gì? Tình cảm gia đình của môn sinh Vovinam Việt Võ Ðạo ra sao?
– Ðáp: Gia là nhà, đình là sân. Mới đầu gia đình được hiểu theo nghĩa bất động sản, một đơn vị gia cư gồm có nhà và sân. Sau được hiểu rộng theo nghĩa tinh thần: đơn vị căn bản của tổ chức xã hội, gồm hai vợ chồng và con cái (tiểu gia đình). Bởi vậy gia đình là nơi con người sinh trưởng. Nơi thắm đượm tình bao dung thương mến, và là nền tảng của xã hội.
– Tình cảm gia đình đối với người Ðông Phương rất hệ trọng, vì truyền thống tổ chức xã hội Việt Nam là gia đình, chớ không phải là cá nhân như xã hội Tây Phương. Tình cảm gia đình của môn sinh Vovinam Việt Võ Ðạo có thể tóm tắt trong bốn điểm thiết yếu:
Quan tâm, giúp đỡ, săn sóc toàn thể gia đình
Kính trên
Nhường dưới
Yêu mến người ngang hàng
14. Kính mến người trên có phải chỉ cần cư xử lễ độ, vâng lời dạy bảo là phải đạo rồi không?
Ðáp: Chưa đủ, còn phải biết cách thỉnh đạt ý kiến của mình lên người trên một cách tế nhị với mục đích sửa đổi những lổi lầm nếu có, để góp công xây dựng gia đình mỗi ngày một phồn thịnh, hoàn thiện hơn lên trong không khí đầm ấm yêu thương.
15. Hết lòng phụng dưỡng cha mẹ, đã tròn chữ hiếu chưa?
Ðáp: Hết lòng phụng dưỡng cha mẹ chỉ là mở đầu đạo hiếu. Muốn tròn chữ hiếu, ngoài sự phụng dưỡng còn phải làm cho cha mẹ vinh hiển về công việc làm của mình (gây sự nghiệp, bảo vệ và phát huy thanh danh gia tộc).
16. Phải nhường dưới ra sao? Có phải chỉ cần chiều chuộng che chở và gánh chịu những lỗi lầm của họ là đủ thuận thảo rồi chăng?
Ðáp: Nhường dưới không phải chỉ là nhường nhịn người dưới một cách thụ động, mà là nhân nhượng, bao dung người dưới với mục đích giáo dục cảm hoá, khích lệ và hướng dẫn họ mỗi ngày một thêm tốt bỏ xấu, có phẩm cách hơn để sống với một đời sống xứng đáng hơn.
17. Môn sinh Vovinam Việt Võ Ðạo suy nghĩ sao về tình nghĩa sư đệ hôm nay?
Ðáp: Nói chung tình nghĩa sư đệ hôm nay đã suy giảm đi rất nhiều, vì:
Ảnh hưởng của tư tưởng tự do dân chủ tiến bộ.
Ảnh hưởng của các vấn đề xã hội như chiến tranh, sự tiến bộ của kỹ thuật và khoa học, khiến cho con người muốn vượt ra ngoài khuôn sáo cũ, coi trọng trí tuệ, nhẹ niềm tin và giá trị tinh thần.
Hệ thống tổ chức nền giáo dục đã đổi mới, ông thầy ngày nay chỉ là một chuyên viên. Do đó, về đức độ tuổi tác, kinh nghiệm sống chưa hẳn đã vượt trên người học mình. Một học sinh từ tiểu học lên đến đại học thường qua hàng chục ông thầy. Tình cảm sư đệ làm sao có thể sâu đậm được.
Ngày xưa, một thầy đồ có khi dạy học trò từ lúc còn để chỏm cho đến lúc thành ông Nghè, ông Cống, giáo huấn cả về nếp sống, cách cư xử ở đời.
18. Muốn tình sư đệ được thiêng liêng thân thiết, thầy trò phải đối xử với nhau ra sao?
Ðáp: Tình sư đệ ngày nay có nồng độ cao hay thấp tùy theo tổ chức giáo dục, tùy theo tư cách cá nhân và cách cư xử giữa thầy trò.
Muốn tình sư đệ thấm thiết, thầy trò phải:
– Trước hết, thầy phải xứng đáng là thầy (có tác phong, tư cách, có tinh thần phục vụ cao cả) – Kế đến thầy phải thành thực, tận tâm dạy bảo, thương mến trò, coi trò như gan ruột tay chân. – Ðổi lại, trò phải trung thực, tôn kính, biết ơn và làm vinh danh thầy bằng cách thực nghiệm những điều đã thụ huấn.
19. Quan niệm về tình bạn của môn sinh Vovinam Việt Võ Ðạo ra sao? Có mấy loại bạn? Hãy giải thích đại cương?
Ðáp: Môn sinh vovinam Việt Võ Ðạo quan niệm rằng: làm người ai cũng có bạn, không có không được. Bạn là yếu tố mật thiết và quan trọng nối liền đời sống chúng ta với xã hội. Làm sao chúng ta có thể sống cô độc được. Chúng ta cần phải có bạn để làm việc, để chia vui, sẻ buồn. Tuy nhiên, môn sinh Vovinam Việt Võ Ðạo luôn luôn phải tự cảnh giác để tránh những trường hợp lầm người gây hại lớn cho đời sống công và tư của mình.
Có nhiều loại bạn đại để như:
Bạn tâm giao: Cùng tâm hồn, cùng khuynh hướng, đồng cam, cộng khổ.
Bạn đồng chí: Cùng chí hướng, cùng tư tưởng đấu tranh, cùng theo một mục đích.
Bạn đồng đạo: Cùng tôn giáo hoặc cùng nếp sống, cùng quan niệm xử thế, cùng ý thức hệ tinh thần.
Bạn đồng môn: Cùng học một thầy, một mái trường hay cùng một môn phái.
– Bạn đồng nghiệp: Cùng làm một nghề như nhau
– Bạn đồng sự: Cùng làm một việc với nhau.
20. Thế nào là bạn đồng môn, đồng đạo? Phải cư xử với nhau ra sao?
Ðáp: Bạn đồng môn là những người cùng theo một môn phái, cùng chung một mái trường, song chưa có sự cố kết về tâm hồn; bạn đồng đạo thì ngoài yếu tố cùng môn phái, cùng mái trường còn phải chung một quan niệm xử thế, chung một nếp sống, cùng một tư tưởng, triết thuyết, cùng một ý thức hệ tinh thần.
Bạn đồng đạo vừa có tình anh em ruột thịt, vừa có tình bạn đồng chí. Do đó, phải luôn luôn tôn trọng cá tính của nhau, với thái độ bao dung, nâng đỡ, che chở và khuyến khích lẫn nhau.
21. Ðộng cơ nào thúc đẩy người trong một nước phải thương yêu, bao bọc, giúp đỡ lẫn nhau?
Ðáp: Ðó là tình nghĩa đồng bào, một tình cảm tự nhiên phát sinh từ:
Ý thức quốc gia dân tộc.
Ý thức liên đới cộng đồng tinh thần và vật chất.
Tình yêu quê hương đất nước.
22. Tổ quốc là gì? Hai tiếng tổ quốc đã gợi lên trong lòng ta những gì?
Ðáp: Tổ: tổ tiên, quốc: đất nước, bao gồm quốc gia – lịch sử – dân tộc và di sản tinh thần lưu truyền từ thời lập quốc do tổ tiên để lại.
Danh từ Tổ quốc đã gợi lên trong tâm hồn ta:
Những tình cảm sâu đậm về nguồn gốc của nòi giống.
Những hình ảnh thiêng liêng cao quý của tiền nhân trong công cuộc dựng nước và giữ nước.
Trách nhiệm bảo vệ và làm phong phú di sản tiền nhân.
23. Môn sinh Vovinam Việt Võ Ðạo phải làm gì để nêu cao danh dự Tổ quốc?
Ðáp: Môn sinh Vovinam Việt Võ Ðạo phải cố gắng học hỏi để trở thành những công dân ưu tú, tiến bộ, tận tụy làm việc để phục hưng và phát triển xứ sở, bảo vệ hữu hiệu những truyền thống hào hùng, cao đẹp của tiền nhân.
24. Môn sinh Vovinam Việt Võ Ðạo quan niệm ra sao về tình nhân loại?
Ðáp: Môn sinh Vovinam Việt Võ Ðạo phải quan niệm rằng:
Tình nhân loại là cứu cánh tốt đẹp nhất của con người đối với tha nhân, và luôn luôn coi mọi người đều bình đẳng trong mọi trách nhiệm và quyền lợi. Môn sinh Vovinam Việt Võ Ðạo yêu nước, giữ độc lập cho quốc gia, nhưng không quá khích, không suy tôn nòi giống mình là thượng đẳng mà coi rẻ, chà đạp nòi giống khác.
Phục vụ dân tộc và đồng bào là khởi điểm của tinh thần phục vụ nhân loại. Chấp nhận mọi quan niệm văn hoá – chính trị – xã hội v.v.. giữa quốc gia, trên căn bản bình đẳng và tương thân tương trợ. Hơn thế nữa, người môn sinh Vovinam Việt Võ Ðạo phải đấu tranh cho hòa bình quốc tế, đem lại niềm an vui công chánh cho toàn thể Nhân loại.